BẬT MÍ 49 BÀI QUYỀN TAEKWONDO VỚI SỨC TẤN CÔNG CỰC MẠNH

Võ Taekwondo có bao nhiêu bài quyền? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bài quyền và ý nghĩa sâu xa của mỗi bài quyền này nhé.

thể thao võ thuật

1. 25 bài quyền Taekwondo thuộc Liên đoàn Thế giới (WTF)

Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 25 bài quyền thuộc Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF):

thể thao võ thuật

1.1. Thái cực Càn cung quyền – Taegeuk 1 Jang (Taegeuk Keon)

Đây là bài quyền võ Taekwondo số 1 dựa trên nguyên lý quẻ Càn (Keon, trời) biểu trưng cho trời và ánh sáng, là nguồn gốc của sự sống. Vì vậy, bài đi trên đồ hình quẻ Càn (☰) gồm 18 động tác.

Những kỹ pháp căn bản dành cho môn sinh mới nhập môn như Geotky (bước), Seogi (tấn), Momtong-baro-Jireugi (kỹ thuật đấm địch),…

1.2. Thái cực Đoài cung quyền – Taegeuk 2 Jang (Taegeuk Tae)

Thái cực Đoài cung quyền là bài quyền số 2 dựa trên nguyên lý của quẻ Đoài (☱, Tae, đầm, hồ nước) có 18 chiêu thức.

Bài quyền này với phong thái nhẹ nhàng mà chứa đứng nhiều quyền năng qua những kỹ thuật Arae-makki (đỡ hạ đẳng), Momtong-Jireugi (đấm trung đẳng), Apchagi (đá tống trước), Eolgool-makki (đỡ thượng đẳng).

1.3. Thái cực Ly cung quyền – Taegeuk 3 Jang (Taeguek Ri)

Taegeuk 3 Jang hay còn gọi là bài quyền võ số 3 thuộc quẻ Ly (☲. Ri, lửa). Tượng trưng cho lửa, ánh sáng, sự ấm áp và hy vọng. Bài quyền gồm 20 động tác diễn tả phong thái linh hoạt, nhanh nhẹn mà tinh tế qua những kỹ thuật đỡ cạnh tay trung đẳng, đấm liên tiếp trung đẳng trái phải và đá tống trước.

1.4. Thái cực Chấn cung quyền – Taegeuk 4 Jang (Taegeuk Jin)

Bài quyền số 4 dựa trên nguyên lý quẻ Chấn (Jin, ☳, sấm chớp). Gồm 20 động tác với những kỹ thuật sắc nhọn, mạnh mẽ, nhanh nhẹn như: đỡ cạnh tay, chặt cạnh tay vào thái dương đối phương, đá tống ngang. Thái cực Chấn cung quyền giúp người tập luyện được sự trầm tĩnh và can đảm khi đối diện với nguy hiểm.

1.5. Thái cực Tốn cung quyền – Taegeuk 5 Jang (Taegeuk Keon)

Thái cực Tốn cung quyền dựa trên nguyên lý quẻ Tốn (☴, Seon, gió). Bài quyền có 20 động tác uy lực, phong thái của gió từ nhẹ nhàng, dễ chịu, tốc lực. Những chiêu thức hạ gục đối phương của bài quyền này là đỡ vòng trung đẳng từ ngoài vào trong, đánh búa vòng trung đẳng và đánh chỏ ngang.

1.6. Thái cực Khảm cung quyền – Taegeuk 6 Jang (Taegeuk Gam)

Thái cực Khảm cung quyền là bài quyền số 6 thuộc quẻ Khảm (☵, Gam, Thủy). Bài quyền 23 chiêu thức bằng những kỹ thuật xoay chuyển linh hoạt, kết hợp những đòn đỡ như: đỡ thượng đẳng bằng cạnh tay hay đá vòng cầu,…

1.7. Thái cực Càn cung quyền – Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Gan)

Taegeuk Gan dựa trên nguyên lý của Cấn (☶, Gần, núi). Bài quyền gồm 25 động tác, các kỹ thuật di chuyển nhanh kết hợp những kỹ thuật tạo điểm dừng bước trong sự kiểm soát bằng hổ tấn. Đỡ chéo 2 tay hạ đẳng, đá tạt vào lòng bàn tay đối phương thật nhanh. Sau đó phối hợp với đòn đánh chỏ ngang khi trụ vững trung bình tấn.

1.8. Thái cực Khôn cung quyền – Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Gon)

Áp dụng nguyên lý quẻ Khôn (☷, Gon, đất) tượng trưng cho đất, là nguồn sống của vạn vật. Với 24 động tác như: đỡ đồng thời hai tay hạ đẳng và thượng đẳng, đá bay tống trước kết hợp,… Kỹ thuật nhanh mạnh và động tác diễn đạt thật chậm.

Taegeuk Gon là bài quyền thuộc hệ thống 8 bài căn bản trong các “cấp”. Được dùng cho môn sinh thi lên “đẳng”.

1.9. Triều Tiên quyền – Koryo

Triều Tiên quyền gồm 30 chiêu thức đi trên đồ hình chữ Sĩ. Nhấn mạnh sự nỗ lực rèn luyện, thông minh chuyên cần, không chịu khuất phục trước mọi trở ngại trong tiến trình lịch sử Triều Tiên.

1.10. Kim Cương quyền – Keumgang

Kim Cương quyền có đồ hình chữ Sơn, tức là biểu thị ngọn núi xinh đẹp mang tên Keumgang nằm trên bán đảo Triều Tiên. Các chiêu thức võ thuật được kết hợp giữa đánh chậm, mạnh và nhanh.

Với Hakdari-seogi (hạc tấn) biểu thị trạng thái của thể xác và sự tĩnh tại của tinh thần. Cùng đó là sự phô trương sự bền vững như kim cương và chắc chắn như núi đá.

1.11. Thái Bạch quyền – Taebaek

Bài quyền này gồm 26 động tác, đi trên đồ hình chữ công, đặt theo tên gọi của núi Taebaek (Thái Bạch). Ngày nay có tên gọi là núi Bae Doo, đây là ngọn núi cao nhất tại bán đảo Triều Tiên.

1.12. Điền Thổ quyền – Pyongwon

Điền Thổ quyền có đồ hình một vạch ngang, biểu thị của đất đai (điền thổ). Bài quyền có 25 chiêu thức, với moa-seogi (tấn chéo) và hakdari-seogi (hạc tấn) kết hợp với những động tác nói lên tiềm năng của đất.

1.13. Thập Tự quyền – Sipjin

Đồ hình của bài di chuyển theo hình chữ thập viết theo Hán tự với 31 động tác. “Thập” (số 10) nói lên con số của sự trọn vẹn. Do đó, bài quyền được đánh giá là bài đầu tiên của trình độ võ sư Taekwondo.

1.14. Địa quyền – Jitae

Địa quyền có đồ hình chữ T với 28 chiêu thức. Đây là bài quyền có những động tác thể hiện sự hài hòa của quyền lực tuyệt đối và sức mạnh cơ bắp.

1.15. Thiên quyền – Chonkwon

Chonkwon có đồ hình chữ T ngược, gồm 27 động tác, biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thượng. Ở động tác thứ 23, với kỹ thuật nhảy bay 360 độ và cú tạt chân phải vào lòng bàn tay trái. Cùng các động tác thứ 26, 27 xòe hai tay mở trên đầu.

1.16. Thủy quyền – Hansu

Bài quyền đi trên đồ hình chữ Thủy. Gồm 27 động tác với những kỹ thuật tấn công vừa nhuần nhuyễn vừa cương mãnh. Áp dụng nguyên lý của nước, chủ yếu sử dụng mũi bàn tay và cạnh tay.

1.17. Vạn Tự quyền – Ilyeo

Bài quyền này dùng đồ hình chữ Vạn với 25 động tác. Thể hiện sự thống nhất giữa tinh thần và thể chất. Bài cũng biểu thị trạng thái thanh cao của cõi niết bàn, phản ánh cái đích cuối cùng con người vươn tới để đạt được cuộc sống vĩnh hằng, thoát khỏi nỗi ám ảnh thế gian.

1.18. Bát quái 1 – Palgwe 1 Jang

Bài quyền gồm có 20 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Công.

1.19. Bát quái 2 – Palgwe 2 Jang

Bài quyền gồm có 20 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Công.

1.20. Bát quái 3 – Palgwe 3 Jang

Bài quyền gồm có 22 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Công.

1.21. Bát quái 4 – Palgwe 4 Jang

Bài quyền gồm có 22 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Công.

1.22. Bát quái 5 – Palgwe 5 Jang

Bài quyền gồm có 35 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Sĩ.

1.23. Bát quái 6 – Palgwe 6 Jang

Bài quyền gồm có 19 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ Công.

1.24. Bát quái 7 – Palgwe 7 Jang

Bài quyền gồm có 23 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ T ngược.

1.25. Bát quái 8 – Palgwe 8 Jang

Bài quyền gồm có 35 động tác, đồ hình di chuyển hình chữ S ngược. Bát quái 5 là hai bài quyền dài nhất của hệ phái WTF. Những bài quyền trong võ Taekwondo giúp vô cùng cần thiết đối với những người làm những công việc đặc thù như: dịch vụ bảo vệ, đào tạo, giảng dạy tại các công ty bảo vệ,…

2. 24 bài quyền Taekwondo thuộc Liên đoàn quốc tế (ITF)

Tương tự như võ thuật Việt Nam, Taekwondo có nhiều bài quyền khác nhau. Dưới đây là 24 bài quyền thuộc Liên đoàn Taekwondo quốc tế.

thể thao võ thuật

2.1. Thiên Địa quyền

Thiên địa quyền gồm 19 động tác, biểu thị gốc địa thủy của con người và vũ trụ. Bài quyền dành cho cấp mới nhập môn Taekwondo ITF với hai phần. Phần trước chỉ trời (thiên), phần sau chỉ đất (địa), di chuyển trên đồ hình hình chữ thập (+) tượng trưng cho bốn phương.

2.2. Đàn Quân quyền

Bài quyền có 21 động tác di chuyển hình chữ Công. Để ghi nhớ công lao vị thánh tổ lập quốc Triều Tiên – Ngài Dangun năm 2334 trước Công Nguyên.

2.3. Đảo Sơn quyền

Đồ hình của bài quyền di chuyển theo hình chữ Công. Gồm 24 động tác, có một vài động tác đi trên hướng chéo 45 độ tính từ điểm xuất phát. Tên của bài quyền gắn với biệt hiệu nhà ái quốc An Chang-ho, người đã hiến trọn đời làm cách mạng giáo dục và giành lại độc lập cho đất nước.

2.4. Nguyên Hiểu quyền

Nguyên Hiểu quyền được đặt tên để tưởng nhớ vị cao tăng Wonhyo đã có công du nhập và truyền bá Phật giáo thời Tân La. Bài quyền gồm 28 chiêu thức, di chuyển hình chữ Sĩ.

2.5. Lật Cốc quyền

Bài quyền gồm 38 động tác, nhằm vĩ tuyến 38 nơi triết gia Yi I (Lý Nhị) sinh thành. Ông là nhân tài được tôn là Khổng phu tử Triều Tiên có hiệu là Yul Kok (Lật Cốc). Lược đồ hình chữ Sĩ biểu thị tầng lớp trí thức. Đại ý nói lên cuộc đời và sự nghiệp của ông.

2.6. Trọng Căn quyền

An Trọng Căn (An Jung-geun) là tên một nhà ái quốc và bị ám sát. Bài gồm 32 chiêu thức ứng với số tuổi của ông khi ông bị xử tử vào năm 1910 tại nhà tù. Đồ hình di chuyển theo hình chữ Công nhằm ghi nhớ công lao của ông.

2.7. Thoái Khê quyền

Bài quyền tưởng niệm một danh tài Yi Hwang (Lý Hoảng) sinh tại vĩ tuyến 37 thuộc Triều Tiên. Được người đời ca ngợi dưới ngòi bút hiệu Thoái Khê (Toegye).

2.8. Hoa Lang quyền

Hoa Lang quyền gồm 29 động tác, có đồ hình chữ Đinh. Bài quyền lấy theo tên gọi của tầng lớp quý tộc quân sự (Hwarang), vương quốc Tân La. Những người thuộc tầng lớp này đã góp phần giúp Tân La thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

2.9. Trung Vũ quyền

Trung Vũ là miếu hiệu của một thủy sư đô đốc danh tiếng Yi Sun-shin (Lý Thuấn Thuần). Bài quyền di chuyển  hình chữ Công, gồm 30 chiêu thức kết thúc bằng cú đấm tay trái. Kỹ thuật này tượng trưng cho sự lìa đời quá sớm của một nhân tài.

2.10. Quảng Khai quyền

Quảng Khai là tên nhà vua Quảng Khai Thổ Thái Vương nổi danh bách chiến bách thắng của Cao Câu Ly. Bài quyền có 39 động tác tượng trưng cho 39 năm trị vì của vua Quảng Khai, di chuyển trên đồ hình chữ Thổ.

2.11. Phố Ẩn quyền

Phố Ấn là bút hiệu của vị trung thần Trịnh Mông Chu (Jeong Mongju). Ông là một nhà thơ nổi tiếng của dân Triều Tiên. Bài quyền đi theo hình chữ Nhất, gồm 36 động tác. Tượng trưng cho sự chính trực, trung thành tuyệt đối với vua và nước của Phố Ẩn.

2.12. Giai Bá quyền

Giai Bá (Gye Baek) là tên vị tướng dưới triều đại Bách Tế, lừng danh với những chiến công trong các cuộc chinh phạt phía bắc. Bài quyền gồm 44 chiêu thức, di chuyển theo hình chữ Thập. Nhấn mạnh những kỹ thuật trên đường sổ thẳng dài hơn ở giữa tượng trưng cho kỷ luật sắt của quân đội.

2.13. Dữu Tín quyền

Đại tướng Kim Dữu Tín (Kim Yushin) người có công lớn trong việc thống nhất lãnh thổ Triều Tiên thời Tam Quốc. Bài quyền di chuyển hình chữ Công, nhấn mạnh công lao của ngài. Gồm 68 động tác, tượng trưng cho 668 năm thống nhất lãnh thổ.

2.14. Trung Tráng quyền

Đại tướng Trung Tráng (Kim Duk Ryang) nổi tiếng dưới thời Triều Tiên. Bài quyền gồm 52 động tác, biểu thị trên đồ hình chữ T ngược. Tượng trưng cho chấm dứt với bàn tay trái tấn công như nói lên cái chết của ông trong tù.

2.15. Ất Chi quyền

Ất Chi Văn Đức (Eulji Mundeok) là đại tướng dưới triều đại Cao Câu Ly ở thế kỷ 7. Đây là bài quyền di chuyển hình chữ Z. Tượng trưng cho ký hiệu dòng họ của ông. Bài gồm có 42 động tác.

2.16. Tam Nhất quyền

Ngày 1 tháng 3 phong trào phát động giành độc lập năm 1919 tại Triều Tiên. Tam nhất quyền gồm 33 động tác biểu thị cho 33 nhà ái quốc đã thảo kế hoạch cho phong trào giành độc lập. Bài quyền đi trên đồ hình chữ Thập với nét sổ dài hơn, tượng trưng cho sự đoàn kết cùng hướng về một mục đích cao cả.

2.17. Tự chủ quyền

Bài quyền nêu cao tinh thần con người có thể kiểm soát được số phận của chính mình. Đồ hình của bài hình chữ Đinh, gồm 45 động tác. Tượng trưng cho hình ảnh núi Baekdu, là ngọn núi cao nhất Triều Tiên, một biểu tượng tinh thần dân tộc Triều Tiên.

2.18. Thôi Vĩnh quyền

Đại tướng Thôi Vinh (Choe Yeong) là tổng tư lệnh quân đội cuối của triều đại Cao Ly và được quần chúng kính trọng vì sự trung thành, lòng ái quốc. Bài quyền gồm 45 động tác, đi trên đồ hình chữ Thập. Tượng trưng cho chí nam nhi tung hoành.

2.19. Thế Tông quyền

Thế Tông là tên hiệu của Triều Tiên Thế Tông. Đây là vị vua đã phát minh ra hệ thống chữ cái biểu âm tiếng Triều Tiên năm 1443. Bài quyền gồm 24 động tác, đi theo hình chữ Vương.  Tượng trưng cho Vương quyền và số lượng chữ cái trong bảng chữ cái Triều Tiên.

2.20. Uyên Cái quyền

Uyên Cái Tô Văn (Yeon Gaesomun) là tên vị tể tướng kiêm đại tướng tài nghệ văn võ song toàn cuối triều đại Cao Câu Ly. Bài quyền gồm 49 động tác, tượng trưng cho các chiến công hiển hách của ông.

2.21. Văn Vũ quyền

Văn Vũ Vương là vị vua thứ 30 thuộc triều đại Tân La, người đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Tân La, Cao Câu Ly và Bách Tế. Bài quyền gồm 61 động tác, tượng trưng cho kỷ niệm 661 năm lên ngôi của vị vua này.

2.22. Nghĩa Nam quyền

Bài quyền gồm 45 động tác, được đặt theo thụy hiệu của nhà cách mạng người Triều Tiên Son Byeong-hui. Ông là người đã lãnh đạo phong trào “Ngày 1 tháng 3” và đòi lại độc lập cho đất nước dưới sự thống trị của Nhật Bản.

2.23. Tây Sơn quyền

Tây Sơn Đại sư (Seosan Daesa) là pháp hiệu của một vị cao tăng. Ông cùng các đệ tử của mình tập hợp thành những đội quân chống lại các cuộc tấn công thủy chiến của Nhật năm 1592. Bài quyền có 72 động tác, tượng trưng về sự tưởng nhớ vị cao tăng lúc viên tịch 72 tuổi.

2.24. Thống nhất quyền

Thống nhất quyền là bài quyền cuối cùng của trường phái Chang Hong. Bài gồm 56 động tác, di chuyển trên biểu đồ là một nét sổ thẳng đứng. Tượng trưng cho sự hợp nhất của một dân tộc, biểu thị cho sự phát triển kỹ pháp đến mức toàn diện của người tập Taekwondo.

Giống với võ cổ truyền Việt Nam, chính những bài quyền cơ bản này đã tạo nên sự riêng biệt của môn võ. Không thể hoà tan với những môn võ khác.  

Trên đây là bài viết chi tiết về bài quyền Taekwondo và ý nghĩa sâu xa trong mỗi bài quyền. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn là hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về môn võ nổi tiếng thế giới này nhé.

Leave a Comment